This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Việc đi vệ sinh ra máu tươi nguy hiểm thế nào?

Đi vệ sinh ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo chúng ta khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý về các bộ phận trong bộ máy tiêu hóa và cơ quan sinh dục ngoài của chúng ta. Việc đi đại tiện và tiểu tiện thế nào cũng là chỉ số phản ảnh sức khỏe bản thân mỗi người có khỏe mạnh hay không. Vậy đi vệ sinh ra máu tươi nguy hiểm thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.


 Đi vệ sinh ra máu tươi là hiện tượng khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong phân hoặc nước tiểu có lẫn máu tươi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và gây ra những hậu quả lớn khi không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân là do những tổn thương ở phần hậu môn, trực tràng hoặc cơ quan sinh dục ngoài. Đi vệ sinh ra máu tươi biểu hiện ở đi đại tiện ra máu tươi và đi tiểu tiện ra máu tươi.


1. Đại tiện ra máu tươi


Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng trong phân có kèm máu tươi hoặc phân có màu đen sẫm bất thường. Đây là dấu hiệu cho thấy đường ruột và hậu môn có vấn đề khác thường, là triệu trứng của các bệnh sau:

- Bệnh trĩ: Máu phát sinh trong quá trình đại tiện hoặc sau đại tiên, xuất hiện tia máu đỏ tươi và máu không lẫn vào phân.  Có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, ngoài hiện tượng máu tươi còn đi kèm theo triệu trứng táo bón, co búi trĩ, đau rát hậu môn. Cần điều trị kịp thời để tránh bệnh biến trứng nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Táo bón: đi ngoài khó khăn, có kèm máu trong phân.

- Bệnh nứt kẽ hậu môn: Có cảm giác đau đớn khi đại tiện, tia máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh. Do những tổn thương ở hậu môn gây ra.

- Ung thư trực tràng hay đại tràng: Đi đại tiện ra máu đỏ tươi, máu thành giọt trên bề mặt phân, giai đoạn muộn có hiện tượng sa trực tràng, số lần đi đại tiện tăng  lên, cở thể giảm sút. Đây là bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu để đến giai đoạn muộn tế bào ung thư di căn vào các cơ quan khác sẽ khó chữa.

- Xuất huyết đường tiêu hóa: xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây đại tiện ra máu.

- Polyp hậu môn: Đi vệ sinh ra máu tươi, máu lẫn vào phân kèm theo khó chịu ở vùng bụng, đau bụng, tiêu chảy, cảm giác mót và nặng khi bị sa trực tràng.

- Ngoài ra, còn là biểu hiện của một số bệnh như: Dị ứng, máu trắng, máu khó đông, các bệnh truyền nhiễm hiếm gặp.


2. Tiểu tiện ra máu tươi


Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, khi thấy nước tiểu có chứa máu, có màu vàng nâu là dâú hiệu của bệnh tiểu ra máu tươi. Tiểu ra máu tươi là triệu trứng thường gặp của những bệnh sau:
- Do bệnh lý tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt trong nước tiểu có máu kèm theo triệu trứng đi tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu, đau vùng dưới thắt lưng, xương chậu, bẹn…
- Do bệnh lý ở thận: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận…
- Do bệnh lý ở bàng quang,  niệu đạo như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang. Trong nước tiểu có lẫn máu tươi, tức bụng, tiểu dắt, cảm giác mót và đi tiểu không hết, cơ thể bị sốt.
- Một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu, máu khó đông cũng gây ra đi tiểu ra máu.


3. Cách chữa trị đi vệ sinh ra máu tươi


Không phải tất cả các trường hợp đi vệ sinh ra máu tươi đều nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn trong các trường hợp thì dó là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, khi có dấu hiệu đi vệ sinh ra máu cần phải đến các cơ sở y tế để được khám, kiểm tra xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác từ đó có cách điều trị phù hợp.
- Điều trị nội khoa: sử dụng các loại thuốc hiệu quả để chữa bệnh phù hợp.
- Điều trị ngoại khoa: trong trường hợp bệnh nặng các bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật hiện đại.
Hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến đi vệ sinh ra máu tươi.




Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Bất cứ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và số người bị viêm nhiễm phụ khoa có xu hướng gia tăng khiến cho viêm nhiễm phụ khoa trở thành nỗi ám ảnh chung của rất nhiều chị em. Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ về vấn đề tác hại và cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục của nữ giới gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Các viêm nhiễm phụ khoa mà chị em thường gặp là viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu.


Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

- Vệ sinh cơ vùng kín không đúng cách: Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập gây viêm nhiễm. Thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao, vệ sinh quá nhiều lần gây mất cân bằng môi trường âm đạo dẫn đến viêm nhiễm, lâu dần gây ra những tình trạng như rong kinh, kinh nguyet khong deu,...
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nhiều bạn tình có nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa cao, chị em có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai…
- Do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và nạo hút thai khiến cho âm đạo và cổ tử cung mở rộng ra tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và gây viêm âm đạo và các bệnh khác.
- Do dị ứng với các hóa chất, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống không hợp lý, mặc quần áo quá chặt.

Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa

- Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời gây ra viêm nhiễm ngược dòng vào bên trong gây tắc vòi trứng, viêm buồng trứng có thể dẫn đến khó mang thai, vô sinh và hiếm muộn ở nữ giới.
- Viêm nhiễm kéo dài gây suy giảm chức năng miễn dịch, ảnh hưởng sức khỏe của chị em.
- Phụ nữ mang thai mắc viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng đến thai nhi khiến sảy thai, thai dị tật, thai chết lưu.
- Không những thế viêm nhiễm phụ khoa còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình của chị em.


Cách phòng viêm nhiễm phụ khoa


Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra các tác hại khôn lường như trên nên chị em cần chủ động phòng viêm nhiễm phụ khoa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng chống lại mầm bệnh, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, tránh các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhất là trong ngày kinh nguyệt, tránh thụt rửa vào sâu âm đạo.
- Không dùng xà phòng và các hóa chất tẩy rửa vùng kín, lựa chọn dung dịch vệ sinh an toàn.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mái, làm bằng chất liệu thấm hút tốt.
- Nên khám phụ khoa định kỳ 3 tháng một lần để phát hiện sớm các viêm nhiễm phụ khoa và điều trị hiệu quả.
Thông qua những nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể cung cấp thêm thông tin về viêm nhiễm phụ khoa cho chị em để chủ động phòng bệnh hiệu quả bảo vệ sức khỏe của phái đẹp.






Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những căn bệnh phụ khoa chị em cần lưu ý

Bệnh phụ khoa là một trong những nguyên nhân gây vô sinh và hiếm muộn thường gặp nhất ở nữ giới. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của mình chị em nên điều trị sớm bệnh phụ khoa ngay khi có các triệu chứng của bệnh phụ khoa. Bài viết sau chúng tôi xin cung cấp thông tin về các triệu chứng của bệnh phụ khoa cho chị em.
Bệnh phụ khoa là tên gọi chung cho các viêm nhiễm, bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ khiến cho nữ giới gặp nhiều phiền toái và khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Vùng kín ở nữ giới rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh tốt, vệ sinh không đúng cách, mặc quần áo quá chật, quan hệ tình dục không an toàn, tâm lý căng thẳng, các thủ thuật ngoại khoa không an toàn. Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung…




Các triệu chứng của bệnh phụ khoa


Mỗi bệnh lý có triệu chứng riêng nhưng chị em có thể nhận biết bệnh phụ khoa qua các triệu chứng chung thường gặp sau:
- Ngứa ngáy ở vùng kín: Đây là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất khi mắc các bệnh phụ khoa. Hiện tượng ngứa ngáy biểu hiện khác nhau ở từng tình trạng bệnh có thể ngứa dữ dội từng cơn hay kéo dài, hoặc râm ran ngứa. Ngứa ngáy âm đạo là do viêm âm đạo do nấm Candida hay trùng roi Trichomoniasis hoặc do dị ứng với các loại sữa tắm, xà phòng, dung dịch vệ sinh.

- Xuất hiện khí hư bất thường về số lượng và tính chất: Thông thường khí hư có màu trắng trong, hơi dính, không gây ngứa và không có mùi khó chịu. Khi mắc bệnh phụ khoa khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu vàng đục, màu xanh, có dạng đặc như mủ, dính nhầy hoặc loãng như nước, có mùi hôi tanh khó chịu và đôi khi khí hư lẫn máu, mủ.

- Vùng kín sưng đỏ: Khi quan sát thấy vùng kín sưng lên, niêm mạc da âm đạo bị tấy đỏ, xuất hiện các nốt mụn và kèm theo ngứa âm đạo thì bạn đã mắc bệnh phụ khoa.

- Chảy máu âm đạo bất thường: Âm đạo chảy máu bất thường không trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi quan hệ tình dục, khí hư có lẫn máu có thể là do rối loạn hormone nữ và là triệu chứng của các bệnh về buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Triệu chứng này thường rất nguy hiểm chị em nên lưu ý khi thấy hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.

- Đau bụng dưới: Đau bụng dưới thường xuất hiện khi đến ngày kinh nguyệt do niêm mạc tử cung bong ra. Nhưng nếu đau bụng dưới không trong kỳ kinh nguyệt kèm theo sốt thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu, viêm tử cung, viêm buồng trứng cần được điều trị ngay.
Ngoài ra một số biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu buốt, đau khi quan hệ tình dục cũng là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc bệnh phụ khoa nào đó.

Trên đây là một số chia sẻ về các triệu chứng của bệnh phụ khoa. Vì bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới nên khi chị em thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để khám phụ khoa, chuẩn đoán chính xác bệnh phụ khoa mắc phải và có cách điều trị phù hợp.