Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Tại sao có kinh lại bị đau bụng?

Đa phần nữ giới đều gặp phải tình trạng đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt và chị em luôn có chung một thắc mắc là tại sao có kinh lại bị đau bụng? Thấu hiểu được những lo lắng của chị em các bác sĩ chuyên khoa đã có những tư vấn về hiện tượng đau bụng kinh như sau.


Như chị em đã biết, đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng nữ giới bị đau bụng trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt với mức độ khác nhau, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội trong một vài tiếng hoặc một vài ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.


Biểu hiện đau bụng kinh

- Dạng nhẹ: Đau cả trước và trong ngày hành kinh, đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau thắt lưng, căng tức ngực, các cơn đau xuất hiện trong ngày đầu rồi hết.
- Dạng trung bình: Đau bụng, đau lưng kéo dài, cảm giác nôn nao, tiêu chảy, mệt mỏi.
- Dạng nặng: Đau bụng dưới dữ dội, quằn quại kéo dài, người mệt mỏi, nhợt nhạt, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn, tụt huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh.

Tại sao có kinh lại bị đau bụng?

Theo các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến có kinh lại bị đau bụng. Các nguyên nhân gây đau bụng kinh là:
- Do sự co bóp của cơ trơn tử cung: Cơ trơn tử cung co bóp quá nhiều và nhanh để đẩy máu kinh ra ngoài nên gây ra tình trạng đau bụng kinh.
- Do ống tử cung quá hẹp: Tình trạng này gây cản trở sự lưu thông của máu kinh dẫn đến máu kinh ứ đọng khiến cơ trơn tử cung phải co bóp nhiều hơn để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau bụng kinh.
- Do lạc nội mạc tử cung: Những mảng niêm mạc tử cung bong ra sẽ theo máu kinh ra ngoài nhưng vì lí do nào đó mà bị đẩy ngược vào trong và gây lạc nội mạc tử cung dẫn đến đau bụng kinh.
- Do các bệnh phụ khoa: Viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, u xơ cổ tử cung… là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
- Do rối loạn nội tiết tố: Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, thay đổi tâm sinh lý, cơ thể mệt mỏi gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến đau bụng kinh.
- Sự tăng giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cũng gây đau bụng kinh.
- Do các thủ thuật phá thai không an toàn gây ra các tổn thương tử cung, dính buồng tử cung hoặc do đặt dụng cụ tránh thai cũng có thể gây ra đau bụng kinh khi tới chu kỳ kinh nguyệt.


Đau bụng kinh phải làm sao?

Đau bụng kinh sinh lý trong giai đoạn dậy thì chị em không nên lo lắng vì tình trạng này sẽ giảm khi kinh nguyệt ổn định.
Đau bụng kinh do bệnh phụ khoa chị em cần đến các cơ sở y tế, đi khám phụ khoa để được bác sĩ điều trị triệt để bệnh phụ khoa và chấm dứt tình trạng đau bụng kinh, không nên chần chừ vì bệnh phụ khoa để lâu có thể gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Bên cạnh đó chị em nên chú ý:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn các đồ cay nóng và không sử dụng các chất kích thích.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để tránh viêm nhiễm gây đau bụng kinh.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe và giữ tinh thần thoải mái.
- Uống nước ấm, chườm ấm vùng bụng, dùng gừng tươi hay bạc hà giữ ấm cơ thể để giảm đau bụng kinh.
- Không tự ý dùng các thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Nên có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Hy vọng, những giải đáp về thắc mắc tại sao có kinh lại bị đau bụng trên đây đã cung cấp thông tin cần thiết cho chị em khi bị đau bụng kinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét