Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Biểu hiện của bệnh trĩ và cách chữa trị

Bệnh trĩ hiện là căn bệnh mà nhiều người đang mắc phải nhưng lại không phát hiện ra. Nếu bệnh trĩ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy những biểu hiện của bệnh trĩ bao gồm những gì?

 

1. Biểu hiện của bệnh trĩ là gì?

Những biểu hiện chung của bệnh trĩ



Các bác sĩ chuyên khoa cho biết những biểu hiện bệnh trĩ diễn ra sớm và phổ biến nhất ở bệnh nhân bị bệnh trĩ thường gặp là:
- Đi ngoài ra máu: Lúc này máu bị lẫn trong phân hay giấy vệ sinh. Về sau nặng hơn thì máu có thể phun thành tia hay chảy thành giọt.
- Hậu môn bị đau rát trong và sau lúc đi đại tiện: Bạn có thể đau đớn kéo dài hoặc âm ỉ nên làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bị bệnh.
- Hậu môn ẩm ướt do việc hậu môn bị tiết dịch. Mặc dù  lượng dịch tiết ra không nhiều nhưng cần phải vệ sinh sạch sẽ vì nó có thể làm niêm mạc hậu môn bị viêm và sưng tấy.

Các biểu hiện của bệnh trĩ nội


Bệnh trĩ nội có vị trí hình thành khá kín đáo nên bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu. Nếu không phát hiện sớm thì bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài. Sau đây là những biểu hiện bệnh trĩ nội thường gặp:
- Sa búi trĩ: Hiện tượng sa búi trĩ là do các đám rối tĩnh mạch và mạch máu bị phù nề gây ra. Khi đang còn nhẹ thì búi trĩ có thể bị  lòi ra và tự co vào mỗi khi đi đại tiện. Đến giai đoạn nặng búi trĩ cần đến sự tác động bên ngoài mới có thể thụt vào được. Đến khi bệnh quá nặng thì búi trĩ nằm hẳn ra ngoài hậu môn kể cả khi không đi đại tiện.
- Niêm mạc trực tràng có hiện tượng bị thương tổn: Niêm mạc trực tràng màu đỏ và mềm nên rất dễ chảy máu. Tĩnh mạch nằm phía trên đường lược và bên trong lòng trực tràng bị phình giãn quá mức.


Những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại


Bệnh trĩ ngoại được tạo thành bên rìa mép thành ống hậu môn. Thế nên người bị bệnh có thể tự nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
- Vùng da quanh hậu môn có dấu hiệu lồi lên và có chứa các xoang tĩnh mạch cùng mạch máu hậu môn bị sưng phình lên.
- Ở từng mức độ khác nhau thì kích thước búi trĩ cũng khác nhau. Bên ngoài mặt búi trĩ thường có màu đỏ sậm, sờ vào thấy cứng và dễ bị mưng mủ, lở loét tạo thành các vết nứt, rách hậu môn,... Vùng hậu môn dễ bị viêm nhiễm do bị ẩm ướt và chứa các tạp chất từ phân và nước tiểu nên hậu môn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. 

2. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất


Việc chữa trị bệnh trĩ còn tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh càng có khả năng chữa trị triệt để càng cao. Thế nên ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng của bệnh trĩ thì bạn cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.
- Nếu bệnh trĩ còn ở giai đoạn nhẹ: Việc chữa bệnh trĩ ở giai đoạn này khá đơn giản nên bạn chỉ cần đến khám và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có điều độ. 
- Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nặng: Bệnh chuyển qua giai đoạn nặng cần phải tiến hành cắt và mổ búi trĩ. Hiện tại đã có phương pháp cắt trĩ HCPT, PPH không đau và không cần dùng dao, tổn thương lại nhỏ nên được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét