Bệnh trĩ hình thành do sự co giãn quá mức các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nhất là các bà bầu. Khi bị mắc bệnh trĩ thai
phụ bị phải chịu rất nhiều khó chịu và phiền toái do căn bệnh này gây ra ảnh hưởng
đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Phòng bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào? Mời
các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ban đầu
Các
dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ là ngứa rát và chảy máu hậu môn, lượng máu lúc đầu
rất ít chỉ thấy dính trên giấy vệ sinh. Đối với trĩ ngoại ở mức độ nhẹ người bệnh
có thể sờ thấy một phần búi trĩ ở ngoài hậu môn. Đối với trĩ nội khó phát hiện
sớm mà đến khi búi trĩ sa ra ngoài, sưng viêm búi trĩ thì mới phát hiện ra bệnh.
Các triệu chứng của bệnh trĩ thường gây cho thai phụ rất nhiều khó khăn và phiền
toái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ có
thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Theo thống kê thì có tới 50% phụ nữ mang
thai mắc bệnh trĩ.
Vậy, tại sao bà bầu dễ mắc bệnh trĩ?
Bà
bầu dễ mắc bệnh trĩ là do các nguyên nhân sau:
-
Tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép bởi kích thước thai nhi lớn áp lực
lên mô và các cơ quan nội tạng tăng cao, máu từ tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu
bị chậm lại, tích tụ và căng phình tạo nên búi trĩ.
-
Lượng hồng cầu trong cơ thể người mẹ tăng lên để đáp ứng cả nhu cầu của thai
nhi khiến các tĩnh mạch giãn nở theo.
-
Phụ nữ mang thai có gia tăng hormone progesterone làm cho áp lực lên các thành
tĩnh mạch cuối trực tràng suy yếu, bị sưng, giãn rộng tạo ra các búi trĩ.
-
Táo bón hay những lo âu, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ ở
phụ nữ mang thai.
Cách phòng bệnh trĩ cho bà bầu
-
Uống nhiều nước: Nước thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp đào thải
các chất độc hại trong cơ thể, duy trì lượng nước nuôi dưỡng bào thai và phòng
chống táo bón. Bà bầu nên ít nhất uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả.
-
Ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Các loại rau xanh, trái cây tươi và các
loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ thúc đẩy tiêu hóa tốt, tránh táo bón.
Không ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây kích ứng đường tiêu hóa.
-
Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ: Hành động này làm chậm dòng chảy của máu
đến các tĩnh mạch trực tràng làm phát sinh trĩ. Các thai phụ nên tích cực vận động
các bài tập nhẹ nhàng nhất là đi bộ để giúp lưu thông máu và dễ dàng khi sinh nở.
-
Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định, không ngồi đại
tiện lâu quá 10 phút, không rặn mạnh và không nhịn đại tiện.
-
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm nhất là sau
mỗi lần đi vệ sinh.
-
Có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, nên nằm nghiêng về bên trái để giảm
áp lực lên hậu môn.
-
Không làm các công việc nặng nhọc hay mang vác các vật nặng ảnh hưởng đến thai
nhi, gây áp lực lên ổ bụng, hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.
Trong
thời gian mang thai việc điều trị bệnh trĩ gặp khó khăn do ảnh hưởng đến thai
nhi nên các bà bầu nên chủ động phòng bệnh trĩ là tốt nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét