Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Việc đi vệ sinh ra máu tươi nguy hiểm thế nào?

Đi vệ sinh ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo chúng ta khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý về các bộ phận trong bộ máy tiêu hóa và cơ quan sinh dục ngoài của chúng ta. Việc đi đại tiện và tiểu tiện thế nào cũng là chỉ số phản ảnh sức khỏe bản thân mỗi người có khỏe mạnh hay không. Vậy đi vệ sinh ra máu tươi nguy hiểm thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.


 Đi vệ sinh ra máu tươi là hiện tượng khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong phân hoặc nước tiểu có lẫn máu tươi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và gây ra những hậu quả lớn khi không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân là do những tổn thương ở phần hậu môn, trực tràng hoặc cơ quan sinh dục ngoài. Đi vệ sinh ra máu tươi biểu hiện ở đi đại tiện ra máu tươi và đi tiểu tiện ra máu tươi.


1. Đại tiện ra máu tươi


Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng trong phân có kèm máu tươi hoặc phân có màu đen sẫm bất thường. Đây là dấu hiệu cho thấy đường ruột và hậu môn có vấn đề khác thường, là triệu trứng của các bệnh sau:

- Bệnh trĩ: Máu phát sinh trong quá trình đại tiện hoặc sau đại tiên, xuất hiện tia máu đỏ tươi và máu không lẫn vào phân.  Có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, ngoài hiện tượng máu tươi còn đi kèm theo triệu trứng táo bón, co búi trĩ, đau rát hậu môn. Cần điều trị kịp thời để tránh bệnh biến trứng nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Táo bón: đi ngoài khó khăn, có kèm máu trong phân.

- Bệnh nứt kẽ hậu môn: Có cảm giác đau đớn khi đại tiện, tia máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh. Do những tổn thương ở hậu môn gây ra.

- Ung thư trực tràng hay đại tràng: Đi đại tiện ra máu đỏ tươi, máu thành giọt trên bề mặt phân, giai đoạn muộn có hiện tượng sa trực tràng, số lần đi đại tiện tăng  lên, cở thể giảm sút. Đây là bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu để đến giai đoạn muộn tế bào ung thư di căn vào các cơ quan khác sẽ khó chữa.

- Xuất huyết đường tiêu hóa: xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây đại tiện ra máu.

- Polyp hậu môn: Đi vệ sinh ra máu tươi, máu lẫn vào phân kèm theo khó chịu ở vùng bụng, đau bụng, tiêu chảy, cảm giác mót và nặng khi bị sa trực tràng.

- Ngoài ra, còn là biểu hiện của một số bệnh như: Dị ứng, máu trắng, máu khó đông, các bệnh truyền nhiễm hiếm gặp.


2. Tiểu tiện ra máu tươi


Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, khi thấy nước tiểu có chứa máu, có màu vàng nâu là dâú hiệu của bệnh tiểu ra máu tươi. Tiểu ra máu tươi là triệu trứng thường gặp của những bệnh sau:
- Do bệnh lý tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt trong nước tiểu có máu kèm theo triệu trứng đi tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu, đau vùng dưới thắt lưng, xương chậu, bẹn…
- Do bệnh lý ở thận: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận…
- Do bệnh lý ở bàng quang,  niệu đạo như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang. Trong nước tiểu có lẫn máu tươi, tức bụng, tiểu dắt, cảm giác mót và đi tiểu không hết, cơ thể bị sốt.
- Một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu, máu khó đông cũng gây ra đi tiểu ra máu.


3. Cách chữa trị đi vệ sinh ra máu tươi


Không phải tất cả các trường hợp đi vệ sinh ra máu tươi đều nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn trong các trường hợp thì dó là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, khi có dấu hiệu đi vệ sinh ra máu cần phải đến các cơ sở y tế để được khám, kiểm tra xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác từ đó có cách điều trị phù hợp.
- Điều trị nội khoa: sử dụng các loại thuốc hiệu quả để chữa bệnh phù hợp.
- Điều trị ngoại khoa: trong trường hợp bệnh nặng các bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật hiện đại.
Hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến đi vệ sinh ra máu tươi.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét