This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội độ 2

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội như sa búi trĩ, chảy máu hậu môn, đau rát, ngứa ngáy hậu môn luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh. Bệnh trĩ nội nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển tăng nặng qua 4 giai đoạn. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về bệnh trĩ nội độ 2. Hy vọng sẽ giúp cho các bệnh nhân có cách điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả nhất.


Trĩ nội là khi bên trong đường lược hậu môn xuất hiện những búi trĩ gây đau rát và chảy máu khi người bệnh đi đại tiện. Trĩ nội độ 2 là giai đoạn chuyển từ trĩ nội độ 1 lên trĩ nội độ 3 do không điều tri triệt để trĩ nội độ 1. Đây là giai đoạn bệnh còn nhẹ tuy nhiên cũng đã gây cho bệnh nhân các triệu chứng đau và khó chịu nặng nề hơn.



1. Các triệu chứng thường gặp ở trĩ nội độ 2


- Sa búi trĩ: Búi trĩ to hơn so với giai đoạn 1, sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và có thể tự co vào trong được.
- Chảy máu hậu môn: Hiện tượng chảy máu búi trĩ khi đi đại tiện ban đầu chỉ thấy máu dính trên giấy vệ sinh hay dính trên phân, sau đó máu chảy thành tia, thành giọt khi bệnh trĩ tăng nặng hơn.
- Đau rát, ngứa ngáy hậu môn do các dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn khiến hậu môn luôn ẩm ướt khó khăn trong việc vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương hậu môn. Thêm vào đó phân khô cứng khiến đi đại tiện khó khăn tạo áp lực làm tổn thương và có thể nứt hậu môn gây đau đớn.



2.Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2


 Điều trị tại nhà

- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: rau lang, rau ngót, khoai lang, mè đen, bí đỏ, các loại ngũ cốc nguyên hạt… nhằm cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón kéo dài làm việc đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm áp lực lên hậu môn và hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả. Tránh các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, nước có gas, café vì chúng gây kích ứng đường ruột khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn.
- Uống nhiều nước ( 2 – 2,5 lít/ ngày) để hỗ trợ tiêu hóa, làm phân mềm dễ đi đại tiện. Nước được xem là liều thuốc chống táo bón hữu hiệu nhất.
- Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần, vào một giờ nhất định, không đi đại tiện lâu quá 10 phút và tuyệt đối không nhịn đại tiện.
- Tích cực vận động các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi…Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian:
Lá hương nhu: Dùng 500gram là hương nhu nấu nước để xông, ngâm, rửa hậu môn hàng ngày.
Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên búi trĩ để giảm các triệu chứng của bện trĩ.

Điều trị bằng thuốc

Chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau rát, các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn nhằm làm giảm và biến mất các triệu chứng khó chịu của bệnh tạm thời.

Điều trị bằng các thủ thuật

Nếu áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà và bằng thuốc không có hiệu quả thì các bác sĩ sẽ sử dụng một số thủ thuật như: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp xơ hóa, chiếu tia hồng ngoại, tia Laser, đông lạnh, làm khô. Ở giai đoạn này chưa cần thiết phải phẫu thuật.



Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Mổ trĩ xong nên ăn uống như thế nào?

Mổ trĩ xong nên có chế độ ăn uống như thế nào để nhanh hồi phục là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Sau khi mổ trĩ bệnh nhân bị trĩ nội nên ăn uống đủ lượng, đủ chất, dễ tiêu hóa giúp thức ăn lưu thông trong ống tiêu hóa, không làm rối loạn tiêu hóa, không gây nhiễm khuẩn tiêu hóa.


Sau khi mổ trĩ dù với phương pháp hiện đại không gây đau thì người bệnh cũng không tránh được đau đớn ở vết mổ. Cộng thêm nhu động ruột còn yếu, một số bộ phận trong hệ tiêu hóa chưa hoạt động tốt. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống sau khi mổ với các thực phẩm có tác dụng giảm đau, mau lành vết thương, dễ tiêu hóa.


Sau khi mổ trĩ người bệnh nên ăn gì?


Ngày đầu tiên sau khi mổ trĩ, người bệnh nên ăn nhẹ bằng cháo hoặc súp, uống nhiều nước ( 2-2,5 lít/ ngày). Các loại thức ăn dạng lỏng này dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa, giúp phân mềm, chống  táo bón. Không ăn sắn dây, khoai lang trong ngày đầu tiên sau mổ bệnh trĩ vì có thể gây phù nề cho các tổ chức niêm mạc trong ống tiêu hóa. Không uống các loại sinh tố từ rau như rau má, nhọ nồi vì dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Vài ngày sau đó nếu không có cảm giác buồn nôn, người bệnh có thể quay về chế độ ăn uống như bình thường và bổ sung thêm các loại hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất xơ. Chế độ ăn uống giàu chất xơ sau phẫu thuật sẽ cải thiện chức năng đường ruột và giúp giảm bớt táo bón làm việc đi đại tiện dễ dàng hơn giảm áp lực lên vết mổ và hậu môn để không còn tình trạng đi đại tiện ra máu. Uống nhiều nước cũng là cách tốt để bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ trĩ. Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, chống táo bón rất tốt cho người bệnh mới phẫu thuật.

Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, rau ngót, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, cà chua, cam, táo, lê…Bổ sung các loại rau và hoa quả tươi này rất có ích cho hệ tiêu hóa. Có thể ăn dưới dạng thực phẩm ăn trong bữa ăn hàng ngày hay uống nước ép sinh tố hoa quả.

Nghệ tươi: Nghệ tươi và những món ăn từ nghệ có tác dụng cầm máu, kháng viêm và liền da. Nên ăn nghệ tươi cùng các món ăn hàng ngày hoặc giã nát nghệ tươi lấy nước xoa vào vết mổ trĩ để vết thương mau lành.


Những thức ăn nào tốt cho người mới mổ trĩ?


- Các thực phẩm và gia vị cay nóng, các đồ uống có chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, nước có gas là các đồ ăn uống mà người mới mổ trĩ nên tránh. Vì các thực phẩm này làm cho phân cứng hơn, đi đại tiện khó khăn, vết mổ lâu lành và nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
- Hạn chế các đồ ăn nhanh và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Các đồ ăn này hợp khẩu vị với nhiều người nhưng chúng khó tiêu và gây táo bón.
- Không ăn các đồ ăn chưa được nấu chín như gỏi, đồ ăn tái vì dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, làm vết thương lâu lành và dễ xảy ra các biến chứng không mong muốn.



Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Để giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh cần làm gì?

Sản phụ sau sinh bị mắc bệnh trĩ sẽ rất đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ và bé. Trong quá trình cho con bú việc điều trị trĩ sẽ gặp khó khăn vì các loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến con. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ nên chủ động phòng tránh để giảm nguy cơ mắc trĩ sau sinh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết để giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh

- Do sau sinh tử cung mở to, tăng áp lực cho khoang chậu, gây tụ máu sưng phù tĩnh mạch phần hậu môn, khiến búi trĩ sa ra ngoài và không co vào được.

- Với một số sản phụ khi sinh con bị rạch tầng sinh môn, khi khâu có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn dẫn đến trĩ.

- Trong quá trình sinh sản phụ thường dồn nén áp lực rặn không đứng cách gây sức ép lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến xung huyết, ứ huyết gây ra trĩ.

- Do chế độ ăn uống kiêng khem của sản phụ thiếu các loại chất xơ và uống ít nước dẫn đến táo bón là nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện.

- Sinh con xong sức khỏe của người mẹ khá yếu, cơ thể ít được vận động, thường xuyên ngồi nhiều làm giảm hoạt động của nhu động ruột, tuần hoàn máu ở hậu môn kém dễ mắc bệnh trĩ.

- Đối với phụ nữ mang thai đã mắc bệnh trĩ rồi thì khi sinh con xong không giữ gìn làm bệnh phát nặng hơn.



Để giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh phải làm gì?

Để giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh các mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản sau:

- Chế độ ăn uống: Việc đầu tiên trong việc phòng và chữa bệnh trĩ là hạn chế táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ bằng chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm các loại rau quả có nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt. Nếu thiếu chất xơ kết hợp với nhu động ruột kém sẽ tăng nguy cơ mắc trĩ sau sinh. Đừng kiêng uống nước vì sợ làm loãng sữa vì nước là dung môi cần thiết cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể xảy ra, đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Mỗi ngày nên bổ sung 8-10 cốc nước để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Nếu tình trạng không chuyển biến tốt có thể bổ sung thêm một số sản phẩm có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ khí huyết, tăng cường miễn dịch, giúp phục hồi sức khỏe, thể chất sau sinh.

- Thực hiện bài tập Kegel: Đây là bài tập co cơ âm đạo đơn giản giúp thu nhỏ âm đạo và thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng. Các mẹ chỉ cần làm động tác co cơ âm đạo rồi thả lỏng giống như là đang nín tiểu, ở phái sau hậu môn cũng phải được co lên rồi giãn lỏng ra. Thực hiện đầy đủ và thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ bị trĩ sau sinh.

- Tạo thói quen đi đại tiện khoa học: Đi đại tiện mỗi ngày một lần , vào một giờ nhất định, mỗi lần đi không quá 10 phút. Tuyệt đối không nhịn đại tiện vì khi nhịn đại tiện phân ở lâu trong trực tràng, có khuynh hướng trực tràng hấp thụ lại nước và các độc tố có lẫn trong phân, khiến phân khô cứng dẫn đễn đại tiện khó.

- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là vùng hậu môn và âm đạo để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm hậu môn và các bộ phận lân cận.





Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Có phải nứt kẽ hậu môn do táo bón gây ra không?

Nứt kẽ hậu môn căn bệnh hành hạ nhiều người bệnh ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi. Rất nhiều bệnh nhân có chung câu hỏi có phải nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón gây ra không? Thấu hiểu những tâm tư của người bệnh chúng tôi xin giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau.
Anh Quang ở Ba Vì có câu hỏi: “ Xin chào các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà! Tôi là nam giới, 30 tuổi, gần đây tôi bị các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn hành hạ rất khó chịu. Trước đây tôi thường xuyên bị táo bón. Vậy, có phải nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón gây ra không? Xin cảm ơn!”


Có phải nứt kẽ hậu môn là do táo bón gây ra?


Trả lời:
Anh Quang thân mến! xin được chia sẻ với anh về những khó chịu mà bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra. Với trường hợp của anh chúng tôi xin được tư vấn  như sau.
Nứt kẽ hậu môn là chỉ vùng hậu môn chịu tổn thương nứt toác, da vùng hậu môn nứt theo chiều dọc tận tầng sâu da bên trong chiều dài vết nứt từ 0,5cm - 1cm, hình thành viêm nhiễm, gây đau, đại tiện ra máu, khó hồi phục. Nguyên nhân chính gây ra nứt hậu môn là do táo bón lâu ngày.

Như đã biết, Khi bị táo bón phân rất khô cứng, việc đi đại tiện rất khó, kéo dài thời gian đại tiện, phân ứ đọng lâu trong trực tràng, khó lưu thông trong ống hậu môn đẩy áp lực trong trực tràng tăng cao khiến hệ thống vi tuần hoàn máu tại khu vực này ứ trệ, đẽ bị xung huyết, sưng tĩnh mạch và tụ máu. Việc đi đại tiện khó khăn khiến người bệnh phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài tạo áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, phân khô và cứng làm tổn thương niêm mạc hậu môn, lâu ngày hình thành các vết nứt hậu môn.

Đa số người bệnh bị táo bón lâu ngày đều dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu táo bón nên điều trị sớm tránh các biến chứng gây nứt kẽ hậu môn. Trường hợp của anh Quang đã bị táo bón lâu ngày nên gây ra nứt kẽ hậu môn là hoàn toàn có thể. Anh cần uống nhiều nước, ăn các loại rau quả có nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa, nhuận tràng giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn giảm triệu chứng táo bón. Cần thiết phải tiến hành việc điều trị nứt kẽ hậu môn sớm để tránh các biến chứng nặng hơn.

Những nguyên nhân khác gây nứt kẽ hậu môn

  • Do đại tiện chất thải cứng hoặc vật lạ làm tổn thương da vùng hậu môn, đặc biệt là đại tiện phân cứng trong thời gian dài.
  • Do viêm nhiễm: Chủ yếu là do viêm nhiễm hốc hậu môn sau. Viêm nhiễm dọc theo da ống hậu môn, gây viêm loét, mưng mủ và hình thành nứt kẽ hậu môn, một bệnh lý nữa dễ gây hiện tượng nứt kẽ hậu môn là bệnh trĩ. Nếu là bệnh trĩ người bệnh cần có cách điều trị sớm.
  • Do hẹp hậu môn: Bệnh nhân dị tật hậu môn, hẹp hậu môn trong quá trình đại tiện phân cứng gây tổn thương nứt da vùng hậu môn. Sau đó vi khuẩn xâm nhập vào hình thành viêm loét bề mặt, thời gian dài gây nứt kẽ hậu môn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày không sạch sẽ nhất là sau mỗi lần đi đại tiện làm cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh.
  • Do thói quen sinh hoạt không tốt, hay nhịn đại tiện, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… cũng gây nứt kẽ hậu môn.