This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Chữa bệnh đi ngoài ra máu tươi hiệu quả

Hiện tượng đi ngoài ra máu có rất nhiều người mắc phải hiện tượng này. Có người còn không hiểu đây là triệu chứng của bệnh gì hay phải chữa bệnh đi ngoài ra máu như thế nào?


Theo các bác sĩ thì đi ngoài ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý như bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn,...Khi đi đại tiện ra máu có thể thấm trên giấy vệ sinh hay thành từng giọt, thành tia có khi vón thành cục. Để chữa trị cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và là biểu hiện của bệnh gì thì mới có phương án điều trị phù hợp tốt nhất.



1. Cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả bằng thuốc đông y

Để xác định đúng nguyên nhân chỉ có cách là đến những phòng khám trĩ hay các bệnh viện để biết đúng bệnh mình đang mắc phải. Trước hết các bạn có thể tham khảo qua bài thuốc chữa đi ngoài ra máu theo phương pháp đông y sau đây.

Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng đông y

Trong đông y nhận định rằng, đại tiện ra máu nguyên nhân là do người bệnh bị tích nhiệt trong ruột hoặc tì khí gây hư tổn nên không điều tiết được quá trình lưu thông tuần hoàn máu. Vậy nên cần giải nhiệt đường ruột, giúp cầm máu và bồi bổ khí huyết.
- Ninh 250gr ruột già lợn cùng với 15gr hoa hòe ăn hàng ngày.
- Ninh nhỏ lửa 10gr mộc nhĩ trắng cộng táo đỏ 15gr cho đến khi nhừ rồi đem ra ăn.

Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng thuốc đông y

Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng các chữa trị bên ngoài

- Xông hơi: Dùng A giao một loại keo được chế biến từ da động vật cho vào giấm thanh đến khi tan ra và chưng lên thành cao. Sau đó đem ra khoảng 30gr ngâm cùng 500gr giấm thanh đem đun nóng rồi lấy ra xông hậu môn. Khi nước còn hơi ấm thì dùng để rửa hậu môn ngày 2 lần. Đây là cách để chữa bệnh đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn và chảy máu trĩ.
- Đắp thuốc: Dùng lá cây ngải dại ( lá khoai tử) giã nát rồi đắp vào vùng hậu môn.
- Bôi thuốc: Lấy dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào cửa hậu môn để hỗ trợ chữa bệnh trĩ.
Làm dầu trứng gà bằng cách: Đem vài quả trứng gà luộc chín lấy chỉ lòng đỏ đem nghiền nát rồi đun bằng lửa nhỏ, khuấy đều tay cho trứng gà quyện đều vào nhau. Đến khi thấy trứng gà chuyển sang màu đen và tiết ra chất dầu thì chắt lấy lớp dầu đó. Bảo quản nó trong lọ sạch và để trong tủ lạnh dùng dần.

Các cách chữa bệnh đi ngoài ra máu khác

- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại. Thực hiện vào buổi sáng khi vừa thức dậy và trước khi đi ngủ, mỗi lần làm 100 lần.
Lưu ý: 
- Phụ nữ đến kỳ cần giữ vệ sinh âm đạo và hậu môn sạch sẽ tránh bị viêm nhiễm.
- Không nên nhịn đại tiện vì như thế sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Cần đi khám sớm nếu thấy dấu hiệu hậu môn bị hoại tử, có dịch nhầy.

2. Thay đồi những thói quen để chữa bệnh đi ngoài ra máu

-  Sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc ngâm rửa nước ấm pha muối loãng ngày 1 - 2 lần.
- Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nhịn đại tiện và chơi game, đọc báo, nghịch điện thoại hay hút thuốc trong khi đi đại tiện.
- Cần tạo một cuộc sống lành mạnh, tinh thần thoải mái. Không nên quá lo âu hay căng thẳng vì điều này sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp, quá trình lưu thông máu bị tắc.
- Hạn chế việc ngồi lâu, đứng nhiều.
- Tăng cường việc vận động thể thao, ăn những thức ăn giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa như mướp đắng, dưa chuột, ngó sen, rau đay,... Hạn chế những thức ăn cay, nóng và nhiều chất dầu mỡ, các chất kích thích.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào

Đã nghe nhiều người nhắc đến bệnh trĩ, thế nhưng cũng chỉ biết qua như vậy. Cho đến khi vô tình nghe thấy một người bạn tâm sự bảo không dám ngồi lại ghế của người bị bệnh trĩ vì sợ lây. Vậy liệu bệnh trĩ có thực sự lây nhiễm không? Nếu có lây thì lây qua con đường nào? Hãy cùng tìm hiểu một chút về bệnh trĩ xem như phổ cập các kiến thức bệnh cho bản thân vậy.
Lại nói đến việc không dám ngồi ghế, không ngủ chung giường, mặc chung quần áo hay mặc dùng chung đồ cá nhân đối với người bị bệnh trĩ. Mọi người thường nghĩ cứ cái gì liên quan đến người bị bệnh là không được đụng chạm vì rất sợ bị lây nhiễm.

Bệnh trĩ có lây không và lây qua những con đường nào

Bệnh trĩ có lây không?

Xin khẳng định ngay cho các bạn rằng bệnh trĩ không lây lan hay di truyền. Vậy nhưng, có những gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh trĩ thì phải giải thích như thế nào? Thực ra đây cũng không phải là do di truyền mà trong một gia đình thường có thói quen ăn uống, lối sống và cách sinh hoạt giống nhau nên tỉ lệ mắc bệnh thường cao hơn. Ngoài ra nếu gia đình có người mắc bệnh mất van tĩnh mạch ( Một loại bệnh di truyền) thì mới có hiện tượng di truyền bệnh trĩ. Thế nhưng người mắc bệnh mất van tĩnh mạch gặp nguy cơ mắc các bệnh khác nguy hiểm hơn như bệnh giãn tĩnh mạch tay chân, lục phủ nội tạng.

Vậy nguyên nhân bệnh trĩ là gì?

Xin nhắc lại một số nguyên nhân bệnh trĩ mà mọi người cần biết để phòng tránh hiệu quả.
- Ngồi nhiều hay đứng lâu: Số người mắc bệnh với nguyên nhân này thường là dân văn phòng, công nhân và những người thường xuyên lao động khuân vác vất vả, nặng nhọc...
- Phụ nữ mang thai: Áp lực của thai nhi lên vùng hậu môn và vùng chậu tăng cao dẫn đến búi tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn và thò ra ngoài.
- Táo bón: Bởi do ăn uống, sinh hoạt mất cân bằng, thiếu khoa học, thiếu chất xơ và không cung cấp đủ nước vào cơ thể mỗi ngày cùng việc lười vận động là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng táo bón. Về lâu dài sẽ gây ra những căn bệnh có hại cho người bệnh khi hệ quả là dẫn đến những căn bệnh liên quan khác như đứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, đại tiện ra máu,...
- Những nguyên nhân khác như stress, béo phì, do áp lực công việc quá cao hay tinh thần chịu áp lực quá lớn, nhịn đại tiểu tiện,... Những nguyên nhân dường như chúng ta không mấy để ý cũng là một trong số tác nhân gây bệnh trĩ.

Như vậy bệnh trĩ có lây không? Các y bác sĩ đã khẳng định là bệnh trĩ không lây truyền. Cũng như việc ngồi chung ghế, đắp chung chăn, dùng chung đồ cá nhân hay mặc chung quần áo cũng sẽ không ảnh hưởng gì. Trường hợp duy nhất ngoại lệ là người bị mất van tĩnh mạch có thể di truyền bệnh trĩ. Nói như vậy các bạn có thể yên tâm vì bệnh trĩ không có lây lan hay truyền nhiễm như một số người lầm tưởng nhé. Thế nên không cần phải có thái độ xa lánh với những người bị bệnh vì như thế vô hình chung là cách cư xử không được đẹp cho lắm.

Bệnh trĩ có thể điều trị hoàn toàn dứt điểm nếu được điều trị đúng và kịp thời. Nếu chữa bệnh trĩ ở ngay thời điểm cấp độ 1, 2 thì hoàn toàn không cần nghĩ đến phương án cắt trĩ lại nhanh khỏi, tiết kiệm chi phí. Cần thực hiện một lối sống khỏe mạnh, tích cực, có chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Cảnh báo việc ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là triệu chứng của một số loại bệnh như bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn hay nguyên nhân chỉ là do bị dị ứng, viêm nhiễm hậu môn,... Hãy tìm hiểu một chút về bệnh ngứa hậu môn, nguyên nhân bị ngứa hậu môn do đâu và tác hại khi ngứa hậu môn. 
Nguyên bài viết này chỉ nói đến các vấn đề liên quan về ngứa hậu môn mà mình biết. Tìm hiểu một chút để phòng tránh hiệu quả hơn, để còn biết bản thân bị bệnh gì mà điều trị nữa chứ.

Ngứa hậu môn dẫn đến những đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Ngứa hậu môn là bệnh gì?

Theo mình được biết ngứa hậu môn đơn giản là vùng da xung quanh vùng hậu môn có hiện tượng ngứa rát cục bộ. Đây là bệnh ngoài da nhưng có nhiều trường hợp vẫn bị lây lan ra các khu vực lân cận như cơ quan sinh dục, âm hộ hay da bìu.
Như đã nói ở trên ngứa hậu môn là bệnh ngoài da nhưng có khi nó lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề rắc rối, trong đó có một số bệnh liên quan đến vùng hậu môn như bệnh trĩ, bệnh apxe hậu môn, rò hậu môn,...
Bệnh ngứa hậu môn được chia thành 2 loại cơ bản:
- Bị ngứa hậu môn sinh lý: Thấy ngứa ngáy, khó chịu nhưng không quá dữ dội mà chỉ bị ngứa trong một thời gian ngắn rồi tự khỏi mà không cần chữa trị. Bị hiện tượng này là do vùng da niêm mạc bao quanh hậu môn ẩm quá mức hay lại quá khô cùng với việc dị ứng với những sản phẩm vệ sinh hàng ngày.
- Khi ngứa hậu môn là bệnh lý: Bị ngứa hậu môn có khi là biểu hiện của các bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng. Hiện tượng diễn ra dễ nhận thấy nhất đó là bị ngứa kéo dài, mức độ lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, và có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác của các căn bệnh đó nữa. Nên bạn cần theo dõi thường xuyên tình trạng của bản thân mình.

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn

- Ngứa hậu môn do nhiễm giun kim: Khi mắc bệnh này thường ngứa vào lúc chập tối, đây là thời điểm giun kim chui ra ngoài ống hậu môn đẻ trứng. Những người thường xuyên ăn thực phẩm tươi sống hay thức ăn ôi thiu là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
- Ngứa hậu môn do dị ứng với thành phần của thuốc: Thường trong thuốc có những thành phần mà bản thân tiếp xúc dễ bị kích ứng như thuốc tránh thai hay việc lạm dụng thuốc nhuận tràng.
- Bị ngứa hậu môn do nhiễm nấm Candida: Nấm này sinh sống và phát triển trong âm đạo của phụ nữ. Nhưng vì tác động của nhiều nguyên nhân mà lây lan đến khu vực hậu môn dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra: Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và có những dấu hiệu đặc trưng là đi ngoài ra máu, tiết nhiều dịch nhầy ngứa và lở loét hậu môn, búi trĩ bị sa gây cộm vướng. Bị nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hay apxe hậu môn cũng là nguyên nhân khiến cho da vùng hậu môn bị kích ứng gây ngứa.
- Bệnh ngứa hậu môn do bệnh tình dục: Do mắc các bệnh tình dục ở vùng hậu môn, do quan hệ bằng đường cửa sau,... Ví dụ những bệnh thường mắc phải ở vùng hậu môn như : Sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai,... Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm khó chữa trị, dễ lây truyền các bệnh này biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ngứa hậu môn

- Ngứa hậu môn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh: Ngứa hậu môn làm cho người bệnh phải gánh chịu những áp lực, mất tự tin nơi đông người,...
-  Phẫu thuật cắt hậu môn: Những chứng bệnh liên quan như apxe hậu môn, rò hậu môn, bệnh trĩ,... Không được điều trị dứt điểm dễ dẫn đến biến chứng.
- Tăng nguy cơ bị ung thư máu, rối loạn tiêu hóa.
- Ngứa hậu môn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ, viêm đường tiết niệu và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản...

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

7 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ không thể ngờ đến

Mắc bệnh trĩ do đâu? Đó là khi có sự phình đại quá mức của thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn gây ra bệnh trĩ. Thế nhưng chưa chắc mọi người đã nắm rõ về vấn đề này. Vậy để hiểu hơn về bệnh trĩ cũng như xác định được căn nguyên gây bệnh để có hướng điều trị tốt nhất bài viết này xin đưa ra một số nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh cho cơ thể trong đó có bệnh trĩ. Ăn uống không lành  mạnh hay ăn nhiều những thực phẩm cay nóng và các chất kích thích như rượu bia tác động không nhỏ đến các cơ quan tiêu hóa. Việc hấp thụ nhiều những thức ăn không có lợi cho cơ thể làm cho dạ dày hay các đám tĩnh mạch bị xung huyết, quá trình lưu thông máu cũng bị tắc nghẽn, giảm sức bền của thành mạch, nguyên nhân làm hình thành búi trĩ.


Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ xảy ra do viêm nhiễm hậu môn

Việc nhiễm trùng ở hậu môn dẫn đến việc tổ chức các tế bào ở khu vực hậu môn xơ hóa, gây suy yếu làm giảm khả năng kháng lực nên dễ bị phình to và tạo thành các búi trĩ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ do tính chất công việc

Môi trường làm việc chính là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh đối với mọi người. Những người làm việc văn phòng hay bản thân những người thường xuyên phải đứng nhiều, dùng nhiều sức chính là những đối tượng mà bệnh trĩ nhắm đến. Ngồi lâu hay đứng nhiều sẽ làm giảm hay gián đoạn quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch  nhất là vùng chậu hay chi dưới. Thành tĩnh mạch phải chịu một áp lực lớn trong một thời gian dài sẽ tạo thành búi trĩ.


Công việc áp lực, ngồi lâu, đứng nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ do di truyền

Việc bệnh trĩ thường xuất hiện trong cùng một gia đình hay người có chung dòng máu nguyên nhân là do nhóm người này có thói quen ăn uống hay cách sinh hoạt khá giống nhau. Những người bị trĩ lại thường có thành tĩnh mạch yếu và mỏng, kháng lực kém ít chịu được áp lực từ huyết quản. Vậy nên có hiện tượng lan truyền từ các thế hệ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do quan hệ bằng hậu môn

Vùng hậu môn không có khả năng đàn hồi và không có khẳ năng tiết dịch như âm đạo nên khi bị cọ xát sẽ làm cho các đám tĩnh mạch sưng phồng tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ do hậu môn chịu áp lực

Những căn bệnh như xung huyết gan, bệnh tim, gan xơ cứng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Khi mắc những căn bệnh này việc vận chuyển máu lưu thông bị cản trở do phải chịu áp lực quá lớn.

Nguyên nhân bệnh trĩ phát triển là do tuổi cao

Con người tuổi càng cao thì cơ thể càng có nhiều biểu hiện lão hóa va suy giảm các chức năng trong cơ thể. Các tổ chức tế bào vùng hậu môn, khả năng đàn hồi của thành tĩnh mạch bị giảm đi cũng là điều kiện cho trĩ phát triển thành bệnh.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Bất ngờ rau diếp cá trị bệnh trĩ hiệu quả

Trong đông y rau diếp cá mát, cay nồng giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu thủng, chống viêm loét và sát trùng có tác dụng khá tốt trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ dân gian.
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đã có từ lâu cùng với cách làm đơn giản, dễ thực hiện không quá khó làm như các bài thuốc khác.


Hàng ngày bạn có thể lấy rau diếp cá đem ngâm trong nước muối loãng để tiêu diệt hết những chất bẩn và giun sán, khoảng 5 phút để ráo nước là có thể ăn sống. Lúc bị trĩ có thể dùng rau diếp cá ăn thay các loại rau hay thức ăn hàng ngày để nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh.
Nếu ăn sống khó thì bạn có thể thay bằng cách xay sinh tố để uống mỗi ngày.


Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá bằng nhiều cách khác nhau đem lại hiệu quả tốt

Bài thuốc trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá và sa búi trĩ

Sau khi đã vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng nước muối loãng bạn lấy rau diếp cá tươi giã dập rồi đắp lên vùng bị trĩ. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày để có thể thấy được tác dụng của thuốc.

Rau diếp cá trị bệnh trĩ khi búi trĩ bị sưng tấy

Trường hợp búi trĩ to lên và bị sưng tấy thì cách tốt nhất là bạn dùng biện pháp xông hơi bằng rau diếp cá để giảm hiện tượng đau ngứa vùng hậu môn.
Cách thực hiện như sau: Vệ sinh sach vùng hậu môn bằng nước ấm. Lấy 50g rau diếp cá đã được đun sôi để xông hơi. Đến lúc nước vẫn còn ấm thì lấy nước đó để rửa lại hậu môn lần nữa và dùng phần bã rau diếp cá đó để đắp lên vùng bị trĩ.

Chữa trĩ bằng rau diếp cá - Trường hợp búi trĩ có hiện tượng xuất huyết 

Với trường hợp này bạn cần thực hiện bài thuốc lấy rau diếp cá và rau bạch cập đem tán nhuyễn ( rau diếp cá khô 2 phần, bạch cập khô 1 phần), sắc lên uống hàng ngày. Bạn uống 3 lần/ ngày và uống 2-4 gr.
Phần đông số người dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ đều có hiệu quả tốt. Cách trị trĩ bằng rau diếp cá nhằm hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển thêm của bệnh, không cho bệnh tiến triển nặng thêm. Nếu bệnh không có dấu hiệu ngừng lại bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.




Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Bạn thường xuyên nghe đến từ đi ngoài ra máu thế nhưng bạn có hiểu đi ngoài ra máu là bệnh gì không? Theo mình được biết đi ngoài ra máu là bệnh lý khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Thường là dấu hiệu của các căn bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng. 

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là triệu chứng cho thấy bạn bị tổn thương vùng hậu môn trực tràng, đại tràng hoặc bị xuất huyết ống tiêu hóa. Bệnh cần được điều trị sớm nếu không sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho bạn. 



Hiện tượng đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh trĩ đang dần trở thành con số đáng báo động với tỉ lệ 30-50% số người mắc phải. Dấu hiệu ban đầu cũng là điểm đặc trưng của bệnh là đi ngoài ra máu, có lẫn trong phân hay thành tia, thành giọt có  khi nghiêm trọng hơn thành những cục lớn.
Độ nguy hại của bệnh: Nếu không được điều trị kịp thời hoặc chữa trị không dứt điểm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm khôn cùng ví dụ những bệnh như ung thư trực tràng, viêm loét hậu môn,...

Đi ngoài ra máu tươi có thể là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn

Một trong số những căn bệnh thường gặp ở người già trẻ nhỏ hay những người đang mắc những bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón.
Biểu hiện của bệnh là đau rát khi đi vệ sinh, có khi còn thấy những vết máu tươi thấm vào giấy vệ sin. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Mức độ nguy hại của bệnh: Nứt kẽ hậu môn mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại chữa rất lâu khỏi và dễ tái phát. Nếu để biến chứng thành những bệnh như rò hậu môn, apxe hậu môn thì rất nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại trực tràng

đi ngoài ra máu là bệnh gì? Nó có thể là triệu chứng của việc trực tràng bị viêm loét chảy máu khi bị bệnh viêm loét đại trực tràng. Bệnh này trước đây rất hiếm gặp ở Châu Á nhưng lại phát hiện nhiều ở Âu, Mỹ. Nhưng hiện nay bệnh này có tỉ lệ ngày càng tăng cao trong số đó có cả Việt Nam.
Mức độ nguy hại của bệnh: Bệnh có thể gây thiếu máu, thủng trực tràng, làm suy kiệt sức khỏe và hiện tượng đông máu rải rác ở lớp nội mạc.

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của ung thư trực tràng

Đây là một loại ung thư ở ruột già có triệu chứng như đi ngoài ra máu nhưng ít và thường lẫn theo phân, ngoài ra còn đau bụng, ợ hơi và có một khối u lồi xuất hiện trong đại tràng.
Mức độ nguy hại của bệnh: Bệnh này cực kỳ nguy hiểm chỉ đứng thứ 4 sau ung thư phổi, gan và dạ dày trên toàn thế giới.
Ngoài ra đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như máu khó đông, máu trắng,..

Những việc cần làm khi phát hiện hiện tượng đi ngoài ra máu

Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, cần làm những việc sau để giúp bệnh không phát triển thêm
- Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Tăng cường các các loại rau củ giúp nhuận tràng như mồng tơi, đậu bắp, khoai lang,... để tránh táo bón.
- nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày và sau khi đi vệ sinh bằng nước muối ấm pha loãng.
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội,... Tránh vận động hoặc tập các bài tập mạnh như cử tạ,...
- Không nên ngồi lâu, đứng nhiều mà cứ 1-2 tiếng lại đứng lên đi lại vận động một chút.
- Tránh ăn những thực phẩm quá cay, nóng và các chất cồn như rượu bia.

Tìm đúng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn cho bạn

Khi bạn phát hiện ra bản thân có hiện tượng đau và chảy máu khi đi đại tiện thì có rất nhiều khả năng là bạn đang mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn. Căn bệnh này không từ một ai, từ người già cho đến trẻ nhỏ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khác nữa như rò hậu môn, nhiễm trùng từ phân, bệnh trĩ.
Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn
Đối với các chuyên gia thì bệnh nứt kẽ hậu môn không khó chữa nhưng bạn cần phải chữa trị sớm, đúng đối tượng và đúng thuốc. Hiện nay thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn được nhiều người lựa chọn là thuốc uống và thuốc bôi. Dùng hai phương pháp này vừa nhanh chóng lại ít tốn kém hơn so với những biện pháp khác. Trong khi đó còn có thể điều trị tại nhà mà không cần tốn chi phí nằm viện.
Kể ra thì thuốc bôi được nhiều người sử dụng là proctolog và tetacyclin. Cách sử dụng là sau khi đại tiện bạn vệ sinh sạch và bôi ngày 2-3 lần vào nơi bị tổn thương cho đến khi lành hẳn. Cách thứ hai là bạn dùng thuốc đặt hậu môn (khi xác định nguyên nhân là bị nứt hậu môn do bệnh trĩ gây ra). Bạn nên dùng thêm thuốc hỗ trợ để giúp làm mềm phân, nhuận tràng tránh hiện tượng bị táo bón làm vết nứt ngày một rộng ra.
Ngoài cách sử dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn bạn cần thực hiện thêm những biện pháp sau để có thể phòng tránh được bệnh nứt hậu môn làm bạn đau đớn, khó chịu cả ngày.
An-uong-khoa-hoc-cung-la-cach-chong-nut-ke-hau-mon
  • Để ngăn việc bị táo bón thì bạn cần có chế độ ăn uống khoa học với thực đơn giàu chất xơ bằng cách ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, nhuận tràng mát ruột )
  • Tập thể dục thường xuyên, vận động nhiều không có việc gì thì cũng chạy loanh quanh chứ đừng chỉ ngồi một chỗ ôm lấy cái laptop.
  • Đối với người bệnh nên giảm đau, ngứa bằng cách ngâm hậu môn vào nước ấm từ 15-30 phút mỗi ngày.
  • Còn một điểm cần lưu ý nữa là mỗi khi đi vệ sinh bạn không nên cầm theo điện thoại hay báo, truyện vào theo nhé.
Theo mình nhận thấy thì khi bị nứt kẽ hậu môn bạn cần thăm khám ở các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa  để có hướng điều trị kịp thời. Tránh sử dụng thuốc một cách bừa bãi để chữa nứt hậu môn mà không có sự hướng dẫn của các y bác sĩ gây nên những hậu quả không mong muốn.

Tìm hiểu bệnh trĩ là gì - Những tác hại của bệnh trĩ


Bệnh trĩ là căn bệnh mà mọi người đều có nguy cơ mắc phải. Cứ 10 người thì có đến 9 người bị bệnh trĩ. Bệnh thường phát triển nhiều hơn ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh trĩ đang có nguy cơ bùng phát nhiều hơn ở lứa tuổi trưởng thành. Cùng tìm hiểu về bệnh trĩtác hại của bệnh trĩ để có thể có thêm nhiều hiểu biết hơn giúp phòng tránh, chữa trị bệnh hiệu quả.

Thế nào là bệnh trĩ?

Bản thân trong có thể mỗi người ai cũng có trĩ. Tuy nhiên làm cho trĩ hình thành bệnh trĩ còn tùy thuộc vào chất lượng cuộc sống và cách sinh hoạt của mỗi người. Trĩ phát triển khi các xoang tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép quá mức trở nên to bất thường thành búi trĩ.
Bệnh trĩ có 2 loại chính là bệnh trĩ nộibệnh trĩ ngoại. Nói cho dễ hiểu một chút thì như sau:
- Bệnh trĩ nội là bệnh phát triển bên trong thành hậu môn phát triển ra bên ngoài. Khi bệnh chuyển biến nặng thì búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài.
- Bệnh trĩ ngoại là bệnh hình thành và phát triển ở bên ngoài nhưng cũng chỉ xung quanh ống hậu môn. bệnh gây đau và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Hiện nay còn phát triển thêm một loại nữa đó là bệnh trĩ hỗn hợp. Loại này gộp chung tất cả các triệu chứng của cả hai loại bệnh trên.



Nguyên nhân gây bệnh

Gồm những nguyên nhân chính sau làm phát triển trĩ thành búi trĩ và các căn bệnh về hậu môn trực tràng khác.
  • Táo bón lâu ngày: Việc bị táo bón mà bản thân không chữa trị dứt điểm khiến mỗi lần đi đại tiện bạn phải có xu hướng dùng sức và phải ngồi lâu. Điều này sẽ gây áp lực lên các xoang tĩnh mạch dẫn đến hình thành các búi trĩ.
  • Do yêu cầu công việc: Có những người làm việc quá sức, dùng sức nhiều, lao động nặng nhọc, những người đứng hay ngồi một chỗ quá lâu cũng dễ mắc bệnh này. Đáng kể đến đó là dân văn phòng, công nhân là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
  • Do di truyền: Ở đây di truyền là do những người bị bệnh trĩ ở trong một gia đình thường có cách sinh hoạt, lối sống, cách ăn uống giống nhau. Khi mắc bệnh làm cho bản thân người bệnh có sức đề kháng kém, không chịu được những áp lực lớn từ huyết quản về lâu dài dẫn đến bệnh trĩ. Mà bệnh trĩ chủ yếu cũng do những yếu tố này hình thành nên. Vậy có thể nói trong gia đình thường dễ mắc phải bệnh trĩ giống nhau.
  • Những căn bệnh liên quan dẫn đến bệnh trĩ: Bệnh trĩ hình thành khi tĩnh mạch hậu môn bị sưng huyết, cản trở quá trình lưu thông máu trong trực tràng. Những căn bệnh có liên quan đến đó là bệnh gan bị sưng huyết, gan xơ cứng, bệnh tim,... 




Tác hại của bệnh trĩ đến bản thân người bệnh

Bệnh trĩ gây ra rất nhiều tác hại, có khi biến chứng thành bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bị bệnh.
  • Thiếu máu cấp: Bị trĩ làm cho mỗi lần đi vệ sinh là một cực hình đối với bản thân người bệnh.
  •  Viêm nhiễm hậu môn: Khi búi trĩ sa ra ngoài làm cho nó rất dễ bị trầy xước và chảy máu. Điều này chính là điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng hậu môn gây viêm nhiễm. Khi bị bệnh trĩ còn kéo theo những bệnh liên quan đến vùng hậu môn khác nữa như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn đều chính là những điều kiện gây bệnh nặng thêm.
  • Ung thư trực tràng: Chính là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nếu để bệnh quá lâu không khỏi làm dẫn đến viêm nhiễm hậu môn kích thích các tế bào ung thư phát triển dẫn đến ung thư trực tràng.
  • Khó  khăn khi đi đại tiện: Lúc đại tiện thường gây đau nhức, không tự chủ khi đi đại tiện.
  • Giảm ham muốn tình dục: Người bệnh xuất hiện cục cộm ở vùng hậu môn, làm giảm sự thoải mái, mất tự nhiên và giảm cảm giác thăng hoa. Nếu như vậy lâu dần sẽ giảm ham muốn tình dục và lạnh nhạt đối với các mối quan hệ.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Những cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả

Đi ngoài ra máu là hiện tượng mà rất nhiều người mắc phải nhưng lại lầm tưởng đó là vấn đề hết sức bình thường nên không quan tâm lắm. Để đến lúc bệnh có dấu hiệu trở nặng mới đi khám và tìm cách chữa trị thì rất khó khăn và tốn kém không ít thời gian và tiền bạc. Theo những gì mình được biết thì đi ngoài ra máu là triệu chứng của những căn bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét hậu môn,...
Hiện tượng đi ngoài ra máu có một số biểu hiện như khi đi vệ sinh máu lây dính ít vào giấy vệ sinh. Có khi thành tia hay giọt, nghiêm trọng hơn còn đông thành những viên lớn khi đi đại tiện. Đó thường là những dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng của bệnh lý. Tùy theo mức độ mà đánh giá độ nặng nhẹ của căn bệnh trong cơ thể. Vậy nên cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sau đó mới đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất chứ không nên tự ý mua thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ.



Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng bài thuốc đông y

Trong đông y, đại tiện ra máu là do trong cơ thể người bệnh tích nhiệt trong ruột hay tì khí hư gây tổn thương nên khó có thể kiểm soát được quy trình tuần hoàn máu. Vậy nên có thể điều trị bằng cách cầm máu, bồi bổ khí huyết bị tổn thương và giải nhiệt đường ruột.
- Nấu 250gr ruột già của lợn cùng với 15gr hoa hè sau đó dùng để ăn hàng ngày.
- Hầm nát 10gr mộc nhĩ trắng cùng với 15gr táo đỏ nấu lửa nhỏ khi được thì đem ra ăn.



Cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp điều trị bên ngoài

Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp xông hơi: Điều chế A giao ( một loại keo được chế biến từ da động vật) cho vào giấm thanh cho đến khi thấy tan ra thì tiếp tục đem chưng lên thành cao. Hàng ngày lấy 30gr ngâm cùng 500gr giấm đun nóng rồi đem hỗn hợp đó xông hậu môn. Đến khi thấy nước còn hơi ấm thì đem ra rửa hậu môn, thực hiện như thế 2 lần/ ngày. Biện pháp này dùng để chữa bệnh nứt kẽ hậu môn và chảy máu ở trĩ.
- Chữa đi ngoài ra máu bằng cách bôi thuốc: Dùng dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào cửa hậu môn.
Phương pháp làm dầu trứng gà: Lấy vài quả trứng gà luộc chín sau đó bỏ vỏ và lòng trắng đi, lấy lòng đỏ nghiền nát xong đun bằng lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi nào thấy hỗn hợp chuyển thành màu đen và chảy ra chất dầu thì không đun nữa. Thu lại hỗn hợp dầu và cất vào lọ sạch để vào nơi khô ráo hoặc đem bảo quản trong tủ lạnh.
- Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng cách đắp thuốc
Có thể dùng lá cây ngải dại hay còn gọi là lá cây khoa tử đem giã nát sau đó đắp lên vùng hậu môn.

Chữa đi ngoài ra máu bằng những phương pháp khác

Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi sáng sau khi thức dậy 100 lần sau đó đổi ngược lại 100 lần như thế nữa. 
Một số lưu ý khác nữa là
Chị em đến ngày cần vệ sinh sạch tránh gây viêm nhiễm vùng hậu môn.
Không nên nhịn đi đại tiện vì sợ đau. Làm như vạy chỉ khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm thôi.
Nếu hậu môn có triệu chứng ra nhiều dịch nhầy, hoại tử và chữa mãi không khỏi cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày

- Khi đi vệ sinh tránh ngồi lâu, không nên đọc báo, chơi game, tránh dùng quá nhiều sức khi đi vệ sinh. Mỗi ngày bạn nên tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định.
- Tránh ngồi quá lâu, đứng quá nhiều. Nếu vì yêu cầu công việc thì sau mỗi giờ bạn nên đứng lên, đi lại vận động chừng 5 phút.
- Tinh thần bạn cần giữ thoải mái. Không nên quá lo âu hay căng thẳng...
- Giữ vệ sinh cho bản thân sạch sẽ. Tốt nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh bạn nên dùng nước để rửa lại thay vì dùng giấy vệ sinh như thường lệ.
- Bổ sung những thức ăn mát cho cơ thể như mướp đắng, ngó sen, dưa chuột,... Hạn chế những đồ ăn cay nóng, nhiều chất kích thích.


Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Thuốc chữa bệnh trĩ từ dân gian tốt nhất

Từ ngày xưa khi mà những phương tiện chữa trị, đơn thuốc tây y chưa có thì ông cha ta đã biết tận dụng những bài thuốc chữa trị bệnh trĩ bằng những thảo dược ngay tại vườn nhà. Trải qua rất nhiều thế kỷ những bài thuốc này vẫn lưu truyền đến tận ngày nay và nhận được sự công nhận của tất cả những người trong giới chuyên môn.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc bằng thảo dược đơn giản chữa bệnh trĩ hiệu quả cho các bạn tham khảo. Nhưng xin mọi người lưu ý là bệnh trĩ đang còn ở mức độ nhẹ nhé. Tốt nhất là ở mức chớm bị còn nếu bệnh ở cấp 3,4 thì bạn nên đến bệnh viện hay phòng khám để sử dụng phương pháp cắt trĩ.

>>> Bệnh trĩ và cách chữa trị
>>> Những bệnh dân văn phòng thường hay mắc phải


Thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đơn giản nhất là bạn có thể dùng rau diếp cá để ăn sống sau khi đã được rửa sạch sẽ đạt tiêu chuẩn nhé. Không thì bạn hãy xay ra làm sinh tố để uống như nước cũng được. Kiên trì thực hiện chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá một thời gian đảm bảo trĩ sẽ có hiện tượng tiêu giảm đi đáng kể.
Với cách đắp rau diếp cá thì bạn không nên gộp chung các cách lại với nhau mà phân chia thành những trường hợp để có cách thực hiện tốt nhất. Cần quan sát búi trĩ của mình xem đang ở giai đoạn nào. Trường hợp búi trĩ bị sưng tấy thì bạn có cách làm khác với trường hợp búi trĩ đã sa ra ngoài. Cách làm nào cũng cần kiên trì thực hiện hằng ngày và đều đặn nếu muốn đạt kết quả tốt nhất.



Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây lá bỏng

Trong đông y ghi lại cây lá bỏng còn được gọi là cây sống đời. Cây có tác dụng tiêu viêm, giảm phù nề, tiêu độc và tái tạo vết thương. Những yếu tố này là những yếu tố cần thiết để áp dụng chữa trị cho bệnh trĩ. Có 3 bài thuốc được sử dụng bằng cây lá bỏng như sau:

Cách 1: Sắc nước uống hoặc nhai sống 6gr lá sống đời + 6gr rau sam để chữa trị bệnh.

Cách 2: Lấy bồ kết để nấu nước vệ sinh vùng hậu môn. Sau đó dùng lá sống đời giã nát đắp lên. Cách này dùng cho trường hợp búi trĩ bị sa, hậu môn có dấu hiệu lở loét và sưng to do nhiễm trùng.

Cách 3: Để có thể giảm bệnh trong vòng 1 tháng bạn có thể áp dụng cách làm sau để chữa trị bệnh trĩ. Dùng nước muối ấm để rửa sạch vùng hậu môn. Lấy lá bỏng giã nát có thể vắt bớt nước để đắp lên. Làm như thế 3 lần/ ngày, sáng 4 lá chiều 4 lá và thực hiện liên tục trong nhiều tuần như thế.


Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng hiệu quả

Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả từ lá vông

Từ những người đã sử dụng cách chữa bệnh trĩ từ lá vông có thể thấy đạt hiệu quả lên đến 85% và không có hiện tượng tái phát bệnh. Tùy theo tình trạng mỗi người và thời gian sinh hoạt để có thể thực hiện và đạt hiệu quả cao nhất.

Cách 1: Hơ nóng lá vông và đắp lên vùng hậu môn. Cách này được nhiều người làm, nhiệt lượng từ lá vông có tác dụng làm co thắt hậu môn và làm búi trĩ co lại.

Cách 2: Đắp lá vông lên vùng bị trĩ. Dùng khoảng 7-9 lá vông đun sôi rồi vớt ra ngâm 3 phút trong nước muối pha loãng. Vớt ra rồi giã nhuyễn lá vông cùng với 300-400 ml giấm thanh, trộn đều sao cho không quá loãng cũng không quá đặc. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng hậu môn rồi dùng băng gạc cố định lại. Không nên vận động, đi lại nhiều khi đang đắp thuốc. Tốt nhất bạn nên nằm một chỗ cho đến khi đã ngấm hết thuốc.

Khi áp dụng những phương pháp trên đây cần kiên trì và thực hiện thường xuyên. Cùng với đó là thực hiện cuộc sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên để ngăn bệnh nặng thêm. Nhưng những biện pháp này chỉ thích hợp với những người bị bệnh nhẹ. Còn người bị bệnh trĩ nặng thì nên đến những phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để khám và sử dụng phương pháp cắt trĩ để bệnh nhanh khỏi.

Tìm hiểu về bệnh trĩ để phòng tránh hiệu quả

Bệnh trĩ ( được biết đến với cái tên lòi dom) là căn bệnh khá phổ biến trong đời sống dân cư. Thực tế có khoảng 50% số người mắc phải căn bệnh này. Vậy nhưng mọi người thường chủ quan không chữa trị kịp thời làm cho bệnh càng nặng thêm và có thể biến chứng nguy hiểm.


Vậy bệnh trĩ là bệnh gì? 

Bệnh trĩ tạo thành khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép làm cho các mạch máu ở hậu môn giãn nở quá mức hình thành các đám rối tĩnh mạch.

    Bệnh trĩ gồm mấy cấp độ?

    Theo y học, bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ. Ở cấp độ 1 và 2 là những cấp độ nhẹ có thể chữa trị tại nhà theo sự hướng dẫn điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhưng càng phát hiện ra sớm thì sẽ có hướng điều trị kịp thời nhanh khỏi, ít tốn chi phí và triệt để hơn. 
    Sang cấp độ 3 và 4 bệnh trĩ đã chuyển sang một giai đoạn nặng hơn. Đến lúc này búi trĩ sa xuống và không thể tự co lên mà phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở lại. Ở cấp độ 4 búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài cũng không thể đẩy lên được và có thể gây ra những bệnh liên quan như rò hậu môn, ngứa và đau rát, viêm nhiễm vùng hậu môn.

    Dấu hiệu, biểu hiện để nhận biết bệnh trĩ

    Theo mình biết thì bệnh trĩ có những biểu hiện dễ thấy như đại tiện ra máu tươi, búi trĩ bị sa ra ngoài, có dịch chảy ra ở vùng hậu môn, ...
    Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ chủ yếu là do ăn uống không khoa học, sinh hoạt không hợp lý, bị táo bón, uống ít nước và lười vận động,...Số người bị bệnh trĩ trong thực tế lên đến 50% dân số. Đáng cảnh báo hơn nữa khi cứ 10 người thì có đến 8 người mắc bệnh trĩ.

    Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiện nay



    Có rất nhiều người bị bệnh trĩ rồi nhưng vẫn không hiểu tại sao mình có thể bị bệnh trĩ. Không biết nguyên nhân gây bệnh thì không thể phòng tránh được bệnh chứ nói gì đến việc chữa bệnh. Nguyên nhân gây bệnh thì có ở trên, giờ bạn hãy tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh bệnh trĩ mà chính bạn có thể thực hiện tại nhà như sau:
    - Uống đủ nước 1,5-2 lít/ngày.
    - Chăm tập thể thao, vận động nhiều để cơ thể không ỳ ạch. Thời đại hiện nay các bạn cứ thích ngồi cả ngày bên máy tính, ti vi mà quên đi rằng đó chính là những con đường ngắn nhất dẫn đến vô số bệnh, điển hình là bệnh trĩ. ))
    - Không nên nhịn đi vệ sinh nhé.
    - Vệ sinh sạch sau mỗi lần đi đại tiện phòng tránh bệnh.
    - Không nên ăn đồ quá cay, quá nóng, hạn chế rượu bia.
    ......



    Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

    Những căn bệnh dân văn phòng thường hay mắc phải

    Khi bạn làm việc nhiều, ngồi một chỗ thường xuyên rất dễ dẫn đến những căn bệnh không mong muốn đối với bản thân bạn. Đối diện 8h/ngày với màn hình máy tính làm bạn đau đầu, chóng mặt, mắt giảm thị lực,... Thật sự tác hại của việc ngồi nhiều, ngồi gần máy tính, máy in, photo nhiều đến không tưởng, quan trọng là còn ảnh hưởng đến tuổi thọ bình quân của chính bản thân bạn.

    >>> Bệnh trĩ là gì
    >>> Khám bệnh trĩ ở đâu uy tín




      Các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch

      Theo nghiên cứu, việc ngồi liên tục trước máy vi tính làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Con số đó đã lên đến 60% một con số đáng báo động đối với những người làm việc tại văn phòng.

      Việc căng mắt, nhức đầu làm bạn mệt mỏi

      Khi bạn nhìn vào màn hình cố định một chỗ quá lâu hay đảo ánh mắt để tìm kiếm thông tin, làm việc liên tục với màn hình vi tính sẽ gây mỏi mắt, giảm thị lực, gây ra chứng đau cả đầu và nửa đầu kinh niên.



      Bệnh béo phì

      Ngồi nhiều công với việc bạn lười và không có thời gian vận động nhiều làm bạn phải bám dính suốt cả ngày trên ghế. Đến thời gian ăn trưa bạn còn không muốn nhúc nhích mà chỉ ăn tạm thức ăn nhanh. Những chất béo, dầu mỡ có trong thức ăn nhanh không được tiêu hóa hết mà tích tụ qua nhiều ngày sẽ dẫn đến việc béo phì. 

      Bệnh trĩ

      Nghiên cứu cho thấy có đến 50% dân số mắc bệnh trĩ. Số người dễ mắc phải nhất đó là dân văn phòng, công nhân đứng hay ngồi nhiều, những người phải khuân vác, dùng sức nhiều,... Để chữa bệnh trĩ không phải là dễ, ai cũng có thể mắc phải. Trong khi đó nhóm người làm việc tại văn phòng thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất.

      Chán nản và bệnh do quá tải

      Có rất nhiều công việc hàng ngày mà bạn phải giải quyết. Việc này chưa xong đã kéo đến việc khác, đôi khi quá mức chịu đựng của cơ thể. Cứ kéo dài như thế mà bạn không có biện pháp giải tỏa dễ dẫn đến việc quá tải, công việc vượt quá mức chịu đựng, đầu óc trì trệ dẫn đến chán nản, trầm cảm và u uất.
      Cũng còn rất nhiều những căn bệnh khác nữa mà mình chưa kịp đề cập đến như đau cổ tay, các bệnh về phổi, sức khỏe sinh sản,... Để không phải chịu những căn bệnh trên, bạn cần có lối sống khoa học, thời gian rảnh rỗi nên tập thể dục thể thao đều đặn, đi chơi đây đó cho thoải mái đầu óc,... Bởi vì bây giờ thì không sao nhưng tương lai ai biết như thế nào.